Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh CRD – GA179 Chỉ Cách Nhận Biết, Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Bệnh CRD

Bệnh CRD xảy ra ở gà có nguy hiểm không? Với người mới nuôi có lẽ bạn khá lo lắng, vậy nên hãy cùng GA179 tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp ngăn ngừa ra sao trong nội dung sau nhé! 

Bệnh CRD ở gà là gì, có nguy hiểm không? 

Bệnh CRD là do vi khuẩn Gram (Mycoplasma Gallisepticum) gây ra. Tỷ lệ chết do nhiễm khoảng 5 – 10%, chủ yếu là lây qua đường hô hấp, gây viêm kéo dài khiến cơ thể yếu đi, mất sức đề kháng, giảm trọng lượng và nguy cơ chết cao. 

Bệnh có gây hội chứng? 

Mycoplasma Gallisepticum ở dạng mãn tính nên rất dễ tạo điều kiện cho các bệnh khác xâm nhập vào cơ thể và phát triển mạnh hơn. Các hội chứng này ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng và giảm đi chất lượng thịt với gà thương mại. Đồng thời làm giảm năng suất trứng, nguy cơ nhiễm E.coli, ND hay vi khuẩn IB. . 

Một số các dấu hiệu nhận biết bệnh CRD

Biểu hiện lâm sàng có thể sẽ phát triển và biểu hiện rõ nhất trong khoảng từ 3-6 tuần. Với các trường hợp lây nhiễm khác xảy ra trong giai đoạn gà chuẩn bị sinh sản: 

  • Gà bỏ ăn, ủ rũ, số lượng cám trong máng còn dư lại nhiều hơn thường ngày. 
  • Các khớp xương bị sưng to do viêm, có dịch, tư thế ngồi khuỷu. 
  • Có biểu hiện thở khó, khò khè ở khí quản khi ban đêm hoặc lúc gần sáng. 
  • Mỏ gà thường tiết ra chất dịch, hay vảy như khi bị dính thức ăn. 
  • Số lượng trứng giảm đi đáng kể, trứng bị dị hình có vỏ mỏng. 

Hội chứng CRD thường đi kèm với các hội chứng khác như E.coli hay tụ huyết trùng làm cho tỷ lệ chết khá cao. 

Tìm hiểu bệnh CRD ở gà đá
Tìm hiểu bệnh CRD ở gà đá

Nguyên nhân bệnh CRD ở gà là gì? 

MG – Mycoplasma Gallisepticum gây ra hội chứng nguy hiểm này ở gà. Khả năng hát sinh phụ thuộc vào độ bám dính của tế bào mô trên đường hô hấp. Nhưng MG lại dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng yếu và dưới ánh sáng mặt trời. 

  • Cụ thể thể gian bị lây nhiễm trong giai đoạn 4 – 8 tuần tuổi gây ra thiệt hại kinh tế vì tử vong. Khả năng tăng trường không cao, tiêu tốn nhiều thức ăn, nhất là gà đá nếu không chữa trị được. 
  • Trường hợp Mycoplasma Gallisepticum lây từ mẹ sang sẽ làm giảm số lượng của đàn gà giống. 
  • Lây truyền bệnh từ cha sang gà con. 
  • Nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc trực tiếp với cá thể mắc sau đó lây qua nhóm nhỏ hơn, đặc biệt là đàn mẫn cảm. 
  • Truyền bệnh CRD gián tiếp qua thức ăn, đồ dùng chăn nuôi, người, chuột kể cả các loài chim hoang dã. 
  • Với các yếu tố tác động sau đây sẽ làm cho gà dễ bị lây nhanh hơn như: Thời tiết thay đổi đột ngột, khi vận chuyển hoặc ghép, chuyển đàn và mật độ nuôi trong trại quá dày đặc. 
  • Chuồng trại hoặc môi trường xung quanh khu vực này không đảm bảo vệ sinh, kháng khuẩn hoặc bị ẩm thấp cao.

Ngoài ra, nếu chủ nuôi không đảm bảo khu vực chăm sóc được thoáng khí, tốc độ gió cũng khó có thể đảm bảo vi rút lây lan nhanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh CRD ở gà đá
Nguyên nhân gây ra bệnh CRD ở gà đá

Các biện pháp chẩn đoán, điều trị CRD 

Khi mổ xác gà bị ốm và chết, bác sĩ phát hiện có dấu hiệu tích như: Hiện tượng xoang mũi, khí quản có chất nhầy, xuất huyết. Phần túi khí bị viêm đục với các chấm trắng, để lâu ngày sẽ ghép thêm E.coli. 

Cách trị bệnh CRD bằng thuốc kháng sinh 

Bạn có thể sử dụng một số các loại kháng sinh điều trị như Doxycyclin, Tylosin, không dùng cho gà đẻ trứng hoặc Tilmiguard Solution điều trị hô hấp. Hiệu quả trong cách này khá cao nhưng chủ trại cần sử dụng đúng liều lượng như khuyến cáo. 

Bổ sung dưỡng chất, vitamin 

Các Vitamin + Acid Amin + khoán giúp cân đối, tối ưu sức khỏe đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố vi lượng để tăng cường sức đề kháng, khả năng sinh sản. 

Ngăn ngừa bệnh CRD cho gà 

Điều này rất quan trọng trong chăn nuôi, gà đá cũng cần có sự đề phòng cao. Theo đó, bạn cần thực hiện tốt an toàn sinh học để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực nuôi. 

  • Đảm bảo khu vực chăn thả, chuồng trại thông thoáng và sạch sẽ kết hợp với việc tăng cường hạn chế các tác nhân giúp vi khuẩn MG phát triển gây ra.
  • Vệ sinh, rửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, định kỳ phun thuốc sát trùng nơi nuôi dưỡng. 
  • Chỉ nên mua giống tại các nơi uy tín, uy tín con giống khỏe mạnh. 
  • Trước khi chủng ngừa vắc xin sống nên lấy huyết thanh để kiểm tra kháng thể. KẾt quả âm tính mới được sử dụng. Không dùng các loại kháng sinh nhóm Macrolid, Quinolone trong 10 tuần sau khi làm vắc xin MG giống. 

Lưu ý: Căn bệnh này thường bị hiểu nhầm với các hội chứng Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, sổ mũi truyền nhiễm,… Hoặc tụ huyết trùng mãn tính sẽ tạo nên các ổ viêm bã đậu hóa viêm xoang. 

Bệnh CRD và cách phòng ngừa
Bệnh CRD và cách phòng ngừa

Với những thông tin hữu ích về căn bệnh CRD ở gà GA179 chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã nắm bắt và chăm sóc thật kỹ để các chiến kê của mình được khỏe mạnh nhé! 

Xem thêm: Bệnh Viêm Phổi Ở Gà – Tìm Hiểu Cách Thức Điều Trị